Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

BÁO CÁO CÔNG TÁC 2010

UBND HUYỆN THẠCH HÀ

PHÒNG TƯ PHÁP


Số:        /BC-TP
       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
                                                                                                  

                   Thạch Hà, ngày         tháng       năm 2010




BÁO CÁO
Công tác tư pháp năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011


          Năm 2010 là năm toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ra sức nổ lực phấn đấu lập thành tích chào mừng nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước như kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, kỷ niệm 65 năm ngày thành lập nước, 65 năm ngày thành lập ngành tư pháp (28/8/1966 – 28/8/2010); chào mừng đại hội Đảng các cấp tiến và tiến tới đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
Trong phong trào chung đó, ngành tư pháp huyện nhà cũng đã thu được nhiều kết quả trên tất cả các lĩnh vực, góp phần phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương.
I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Xuất phát từ nhận thức công tác TTPBPL là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, ngay từ đầu Phòng Tư pháp đã tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch TTPB pháp luật năm 2010 và kế hoạch tuyên truyền và trợ giúp pháp lý lưu động; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tự xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị mình. Từ đó công tác TTPL ngày càng được tăng cường.
          Nội dung chủ yếu: các văn bản mới ban hành như Luật Người Cao tuổi, Luật Giao thông đường bộ; luật Bảo hiểm y tế; Nghị định số 34/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Nghị định số 40/2010/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y….và các văn bản thiết thực đối với cuộc sống của người dân như pháp luật về thừa kế; Bộ luật dân sự; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Đất đai; Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11…
          Hình thức tuyên truyền đa dạng và phong phú hơn. Kết quả cụ thể:
          - Hình thức tập trung:  71 cuộc với  hơn 9000 lượt người tham gia;
          - Hình thức lồng ghép:  167 cuộc với hơn 20.000 lượt người tham gia;
          - Hình thức loa truyền thanh:  6.000 giờ;
          Trong đó hình thức TTPL qua hệ thống loa truyền thanh tại cơ sở đem lại hiệu quả thiết thực: người dân không mất thời gian mà vẫn tiếp thu được, phạm vi tuyên truyền là rất rộng. Hiện nay 70% xã có hệ thống loa truyền thanh trên phạm vi toàn xã; 100 thôn, xóm, khối phố có loa truyền thanh. Bình quân 02 lần/ tuần dành cho tuyên truyền pháp luật với thời lượng từ 20 – 30 phút. Lài liệu tuyên truyền do cán bộ tư pháp – hộ tịch phối hợp với cán bộ Văn hóa xã cung cấp.
          - Tơ rơi: Trong năm qua Phòng cũng đã chú trọng soạn và in tờ rơi phát cho các xã với số lượng 6.000 tờ cùng với khoảng 5000 tờ do Sở tư pháp cung cấp. Trên cơ sở đó các xã, thị trấn đã nhân bản thêm để phát đến tận người dân. Tiêu biểu như xã Nam Hương, Thạch Điền, Thạch Lâm, Tượng Sơn, Thạch Vĩnh…
          2. Công tác hòa giải cơ sở:
          Hiện nay toàn huyện có 339 tổ hòa giải với 2046 tổ viên. Đây là một lực lượng tương đối lớn và hết sức quan trọng đã góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, củng số tình làng nghĩa xóm, tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, hạn chế đơn thư khiếu kiện vượt cấp. Trong năm 2010, tỷ lệ hòa giải thành đạt 96,6%.
          3. Công tác xây dựng tủ sách pháp luật:
          Với tính thiết thực, tủ sách pháp luật góp phần tác động đến nhận thức của người dân và là cẩm nang của cán bộ cơ sở, cải thiện tình trạng hiểu biết về pháp luật trong nhân dân. Tủ sách pháp luật là hình thức phổ biến tốt về pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy mà từ năm 1998 đã được Thủ tướng chính phủ hết sức quan tâm. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác quản lý, khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật chưa được hướng dẫn kịp thời; kinh phí trang bị cho việc xây dựng tủ sách pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Ngày 25-1-2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 2-4-2010.
          Hiện nay cấp xã có 28/31 xã trang bị tủ sách pháp luật tương đối khang trang, một số xã có tủ sách ở các đơn vị thôn, xóm. Hiện nay tổng số đầu sách các xã, thị trấn khoảng 1400 cuốn. Bình quân hàng năm mỗi xã bổ sung từ 4 – 6 cuốn. Các xã có số đầu sách nhiều nhất cũng như khai thác tủ sách pháp luật hiệu quả : Tượng Sơn, Thạch Xuân, Thạch Liên, Thạch Tân, Thạch Lâm.
          4. Công tác văn bản QPPL.
          Công tác văn bản QPPL được coi là một khâu quan trọng của cải cách hành chính. Vì vậy trong thời gian qua Phòng đã chú trọng  đến công tác xây dựng, thẩm định, tự kiểm tra và kiểm tra văn bản nên đã hạn chế được rất nhiều sai sót do việc ban hành văn bản trái pháp luật gây ra. Trong năm 2010:
          - Rà soát văn bản do HĐND – UBND ban hành từ năm 1991 – 1999;
          - Rà soát văn bản do HĐND – UBND ban hành trong 6 tháng đầu năm 2010 và cả năm 2010;
          - Tiến hành tự kiểm tra văn bản 03 đợt với số văn bản QPPL đưa vào kiểm tra là 20 văn bản trong đó có 02 Nghị quyết của HĐND, 06 Quyết định và 12 chỉ thị của UBND.
          - Công tác thẩm định: Trong năm qua Phòng đã thẩm định 06 quyết định của UBND; 16 hương ước làng văn hóa và tham gia ý kiến 02 Nghị quyết của HĐND.
          - Tham mưu soạn thảo 01 Chỉ thị và 03 quyết định và đã được ban hành.
          - Kiểm tra VB QPPL cấp xã: Tiến hành kiểm tra văn bản của 25 xã với 54 VB QPPL trong đó 50 Nghị quyết của HĐND và 04 Chỉ thị của UBND. Trực tiếp kiến nghị xử lý 17 văn bản.
Một số xã đã cố gắng trong công tác này là xã Nam Hương, Tượng Sơn, Phù Việt nhưng chất lượng chưa cao.
          5. Công tác đăng ký, quản lý hộ tịch:
          Đây là một nội dung rất quan  trọng trong công tác tư pháp nói chung. Thông qua hoạt động đăng ký hộ tịch Nhà nước xác  nhận các sự kiện hộ tịch phát sinh và có nhiệm vụ bảo hộ quyền nhân thân của cá nhân gắn liền với các sự kiện đó. Mặt khác, những thông tin thu được từ việc quản lý hộ tịch là căn cứ quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thống kê và phân tích dân cư, nghiên cứu khoa học, hoạch định các chính sách về an ninh quốc phòng, dân sốm – kế hoạch hóa gia đình, các chính sách phát triển kinh tế xã hội. Ngày 28/6/2010 Phòng Tư pháp đã tham mưu UBND huyện ban hành chỉ thị  số 06/2010/CT-UBND về tăng cường công tác đăng ký, quản lý hộ tịch. Vì vậy trong thời gian qua công tác đăng ký hộ tịch đã được các xã, thị trấn  hết sức quan tâm. Đến nay  100% các xã, thị trấn đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị định số 158/2005/NĐ-CP: mở sổ đăng ký đầy đủ, bảo quản chu đáo, việc lưu hồ sơ cẩn thận và ngày càng khoa học hơn. Điển hình như các xã: Phù Việt, Nam Hương, Tượng Sơn, Thạch Điền, Thạch Lưu…
          Trong năm 2010, UBND huyện đã  thay đổi, cải chính hộ tịch cho 09 trường hợp; cấp lại bản chính Giấy khai sinh cho: 80 trường hợp.
          6. Công tác cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính cũng được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc. Một số xã đã làm tốt công tác lưu trữ hồ sơ và vào sổ theo dõi như Thạch Điền, Phù Việt, Nam Hương.
          7. Công tác khác:
          Năm 2010, Phòng đã trực tiếp tổ chức kiểm tra 23/31 xã, thị trấn, thông qua đó đã kịp thời chấn chỉnh những tồn tại trong tất cả các lĩnh vực của công tác Tư pháp, đồng thời tiến hành đánh giá phân loại các đơn vị. Điển hình gồm các đơn vị: Phù Việt, Nam Hương, Thạch Điền, Tượng sơn; bên cạnh đó có một số xã yếu kém như Thạch Đài, Thạch Ngọc, Thạch Thắng, Thạch Kênh.
          Việc chấp hành chế độ báo cáo, một số xã thực hiện nghiêm túc như Phù Việt, Thạch Thanh, Thạch Vĩnh, Thạch Tân, Tượng Sơn, Thạch Lâm, Nam Hương,  Thạch Điền, Thạch Văn.
          II. NHỮNG KHÓ KHĂN, TỒN TẠI
          Bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác tư pháp trong thời gian qua còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục. Đó là:
          - Chất lượng hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật chưa cao, nhiều nơi cấp uỷ và chính quyền, thủ trưởng đơn vị chưa thực sự quan tâm đúng mức nên công tác TTPL chưa được tiến hành một cách thường xuyên, đối tượng được tuyên truyền chủ yếu là cán bộ, chưa mở rộng đến tận người dân; Hệ thống loa truyền thanh ở một số xã chưa phát huy hiệu quả; Phần lớn các xã chưa được phân nguồn kinh phí hoạt động từ đầu năm, hoặc được phân bổ rất ít dẫn đến việc không chủ động trong công việc TTPL.
          - Hiện nay một số xã vẫn chưa đâu tư  xây dựng tủ sách pháp luật như xã Thạch Đài, Thạch Bàn, Thị trấn Thạch Hà. Số lượng sách được bổ sung hàng năm còn quá ít. Hầu hết các xã đều chưa bố trí phòng đọc để cán bộ và nhân dân khai thác tủ sách một cách hiệu quả.
          - Công tác
VBQP PL
: Đối với các xã, thị trấn công tác văn bản QPPL còn gặp rất nhiều khó khăn. Một mặt các xã, thị trấn chưa mạnh dạn giao chức năng tham gia góp ý, thẩm định, tự kiểm tra văn bản cho cán bộ Tư pháp – Hộ tịch. Mặt khác đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác tham mưu, tự kiểm tra công tác ban hành văn bản QPPL. Khó khăn nhất hiện nay là việc phân biệt văn bản QPPL và văn bản thông thường còn hạn chế nên dẫn đến tình trạng văn bản QPPL được ban hành dưới hình thức văn bản thông thường và ngược lại. Vẫn còn một số xã ban hành văn bản trái thẩm quyền về nội dung như xã Thạch Tân, Thạch Lưu, Thạch Ngọc…
          - Công tác hộ tịch: Trong năm qua Phòng Tư pháp đã tiến hành kiểm tra tại 23 xã. Mặc dù công tác này đã thực hiện hơn 10 năm kể từ ngày ban hành Nghị định 83/1998/NĐ-CP song vẫn còn một số xã ghi chép sổ không đúng quy định (tẩy xóa, bổ trống trang viết, không kết sổ, ghi nhầm thông tin…); hồ sơ lưu không đầy đủ, thiếu khoa học như xã Thạch Đài, Thạch Ngọc, Thạch Kênh, Thạch Thắng.
          - Một số xã chấp hành không nghiêm túc chế độ báo cáo. Cụ thể như Thạch Sơn, Thạch Liên, Ngọc Sơn, Bắc Sơn, Thạch Hội, Thạch Lạc, Thạch Khê, Thạch Đỉnh. Những xã còn lại trong đó có một số xã làm báo cáo cẩu thả, không nghiêm túc, số liệu không đầy đủ.
          Nguyên nhân của tồn tại:
- Các lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền pháp luật trình độ chưa đồng đều; Kinh phí đầu tư hàng năm cho công tác này chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; Chưa có sự phối hợp với các ban ngành mà chủ yếu giao cho tư pháp.
-  Một số cán bộ tư pháp hộ tịch chưa đầu tư thời gian và trí tuệ cho công việc; chưa thực sự tập trung làm công tác chuyên môn.
III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2011
1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác TTPBPL với phương châm chọn nội dung, chọn đối tượng, chọn thời gian thích hợp để tuyên truyền. Tiếp tục sử dung nhiều hình thức nhất là hình thức tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở và phát tờ rơi; Duy trì thực hiện Ngày pháp luật vào ngày 28 hàng tháng tổ chức thông qua các hoạt động.bằng nhiêu hình thức
2. Nâng cao hiệu quả trong công tác soạn thảo ban hành các VB QPPL cho đội ngũ cán bộ Tư pháp hộ tịch; cán bộ văn phòng HĐND-UBND. Dự kiến UBND huyện sẽ tổ chức tập huấn về công tác VB QPPL vào quý II/2011.
3. Duy trì hoạt động giao ban hàng quý và tăng cường công tác kiểm tra nghiệp vụ.
4. Tổ chức tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho các hòa giải viên.
5 Tiếp tục tiến hành cải cách thủ tục hành chính nhât là chế độ hội họp, thông tin báo cáo phải được thực hiện một cách nghiêm túc./.


Nơi nhận:
- Sở Tư  pháp;
- TTr Huyện ủy, TTr HĐND huyện;
- Chủ tịch, các PCT UBND huyện;
- Ban Tư pháp các xã, thị trấn;
- Lưu: Tp
 TRƯỞNG PHÒNG





Trần Hữu Nghĩa



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét